Từ bao đời nay, đi lễ chùa đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Người Việt đi lễ chùa luôn cầu mong những điều tốt đẹp nhất, có người cầu may mắn, có người cầu tài, cầu duyên, có người lại cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Trong đó, lễ chùa cầu duyên ngày càng trở nên phổ biến, nhất là với các bạn trẻ. Nếu có dịp tới Hà Nội và bạn vẫn đang độc thân thì hãy thử ghé qua những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng ở Hà Nội nhé. Biết đâu lần này vận may sẽ đến với bạn.
Những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng ở Hà Nội
Chùa Hà
Khắp Hà Nội có biết bao ngôi chùa nổi tiếng, thế nhưng cứ mỗi khi nhắc đến đi chùa cầu duyên, người ta lại nghĩ ngay đến chùa Hà. Chùa có tên chữ Hán là Thánh Đức Tự, nằm trên một con phố nhỏ ở quận Cầu Giấy.
Du khách đến lễ chùa Hà, ngoài việc tìm tới sự thanh tịnh nơi cõi Phật, ai ai cũng mong cầu một tình duyên trọn vẹn. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà câu nói “Chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi” lại được mọi người truyền tai nhau nhiều thế. Bởi ngôi chùa này linh nghiệm lắm.
Người có đôi đến chùa thì tình duyên thêm bền chặt, người độc thân đến cầu duyên thì chỉ một thời gian sau đã tìm được một nửa như ý nguyện. Hay các cặp đôi đã chia tay nhưng còn chưa dứt, tìm về lễ chùa thì lại quay về bình yên bên nhau. Nếu những ai chưa may mắn tìm được tình yêu đích thực sau lễ chùa cầu duyên cũng thấy mở lòng hơn để đón nhận yêu thương. Và chính những câu chuyện rất thực tế ấy làm cho chùa Hà trở thành điểm đến của nhiều bạn trẻ đang gặp trắc trở trong đường tình duyên.
Để đi lễ chùa Hà, bạn nên tới chùa vào ban ngày. Thông thường chùa mở từ sáng tới 6h chiều, vào ngày rằm hoặc mùng 1 hàng tháng thì mở muộn hơn để mọi người đi lễ. Tuy nhiên vào những ngày này chùa thường rất đông đúc nên bạn có thể chọn ngày vắng vẻ hơn để tới cầu khấn có nhiều thời gian hơn.
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh có địa chỉ tại 382 Tây Sơn, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Mỗi khi nhắc tới chùa Phúc Khánh người ta thường nhớ đến ngôi chùa cầu bình an, cầu tài lộc, may mắn vô cùng linh nghiệm. Tuy nhiên, đối với người dân thủ đô thì đây còn là nơi cầu duyên linh thiêng, kết nối sợi dây tơ duyên cho đôi lứa.
Ghé thăm chùa Phúc Khánh vào bất kỳ ngày nào trong năm, ngôi chùa cũng rất đông du khách tới hành lễ. Đặc biệt là các bạn nam thanh nữ tú tới cửa chùa để cầu duyên, cầu bình an hay tìm cho mình góc bình yên giữa một Hà Nội ồn ào, vội vã. Và dù với mục đích gì thì chỉ cần một lòng thành tâm, tin tưởng vào những điều mình cầu nguyện, người cầu ắt sẽ được lộc.
Phủ Tây Hồ
Không chỉ là chốn linh thiêng cầu tài lộc công danh nổi tiếng ở Hà Nội, Phủ Tây Hồ còn là một trong những ngôi chùa cầu duyên được đông đảo mọi người biết đến.
Nếu có dịp tới Hà Nội thì bạn có thể tới thăm Phủ Tây Hồ ở địa chỉ tại Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ được lập nên để thờ Liễu Hạnh công chúa – một người phụ nữ tài hoa, đức độ đại diện cho một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. Hàng năm, du khách thập phương từ mọi nơi tới đây làm lễ, người cầu an, người cầu may, người cầu công danh sự nghiệp, các bạn trẻ thì đến cầu duyên thêm đẹp, thêm hạnh phúc, người cô đơn thì mong sớm tìm được một nửa còn lại.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm ngay trung tâm thủ đô nên là một địa chỉ vô cùng thuận lợi và dễ tìm cho những bạn trẻ muốn đến cầu duyên. Nằm ở phía Đông Hồ Tây, trên đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa ở Hà Nội mà bạn nên tới ít nhất một lần trong đời.
Dưới thời Lý – Trần, chùa Trấn Quốc được chọn là trung tâm Phật Giáo của kinh thành Thăng Long. Ngày nay, chùa không những là điểm đến du lịch tâm linh của người dân Hà Nội và du khách thập phương, mà còn là nơi cầu duyên linh thiêng được nhiều bạn trẻ tìm đến. Những đôi nam nữ đến đây thường cầu xin tình duyên suôn sẻ, sớm tìm được người kết đôi.
Đi chùa cầu duyên nên chuẩn bị những gì?
Đi chùa cầu duyên cũng chính là cầu may mắn, cầu phúc. Bởi vậy để đi lễ chùa bạn nên chuẩn bị trước và sắm sửa một chút đồ lễ. Theo kinh nghiệm thì khi tới chùa cầu duyên, bạn nên chuẩn bị sớ lễ tại các ban chính như: ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ Thánh Mẫu.
- Lễ đặt ban Tam Bảo: do đây là nơi thờ Phật nên có một lưu ý mà bạn cần biết là không dâng cúng lễ mặn và tiền vàng. Chỉ để hoa quả và bánh kẹo, hoa tươi, nến, nhang và chớ quên dâng sớ nhé bạn.
- Lễ đặt ban Đức Ông: ban Đức Ông thì bạn có thể để các món mặn và tiền vàng. Ngoài ra thì vẫn dâng lên các đồ lễ như rượu, trà, thuốc… và sớ dâng lên Đức Ông. Nếu không có thời gian và điều kiện chuẩn bị nhiều lễ vật thì bạn có thể đặt mâm lễ như ở Tam Bảo và thêm thếp tiền vàng và sớ là được.
- Lễ đặt ban thờ mẫu: đây là mâm lễ quan trọng đối với những bạn đi cầu duyên. Bởi vậy ngoài tiền vàng, bánh kẹo và sớ thì bạn cần chuẩn bị cầu kỳ hơn một chút bao gồm: 5 bông hồng đỏ, trầu cau ( nhất định phải có) và tiền công đức.
Nếu bạn có thời gian để tự tay chuẩn bị đồ lễ thì chắc chắn sẽ yên tâm và cảm thấy trọn vẹn hơn. Tuy nhiên nếu bạn không có nhiều thời gian chuẩn bị đồ lễ thì cũng không nên lo lắng. Bởi hiện nay tại cổng những ngôi chùa cũng bày bán rất đa dạng các mâm lễ. Bạn có thể tha hồ lựa chọn sao cho phù hợp với ví tiền mình. Và sớ cầu duyên cũng như sớ ở các ban Tam Bảo, ban thờ Đức Ông thì bạn có thể nhờ các cụ ông ở cổng chùa viết giúp nhé. Sau khi đã chuẩn bị đồ lễ xong thì bạn nên để riêng mâm lễ của từng ban để tránh nhầm lẫn. Thứ tự dâng lễ sẽ lần lượt từ Tam Bảo trước, sau đó đến ban thờ Đức Ông rồi cuối cùng là ban thờ Mẫu. Thứ tự thắp hương sẽ từ: lư hương, ban Tam Bảo, Đức Ông, ban Thánh Hiền đến điện thờ Mẫu. Bạn nhớ thắp 1 nén hương và sau đó thì vái 3 vái. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị sẵn những bài văn khấn để cầu duyên nhé
Đi chùa cầu duyên cần chú ý điều gì?
Khi đi chùa cầu duyên, nếu bạn muốn xin duyên với một người tâm đầu ý hợp, bạn nên đi lễ một mình và tới vào ban ngày. Nên chọn ngày lành, có thể thì đi vào những ngày rằm, mùng 1 hay lễ Tết. Tuy nhiên những ngày này thường rất đông nên để thuận tiện bạn có thể chọn những ngày bình thường để khấn bái được dễ dàng hơn. Khi cầu duyên cũng không nên quá tham lam người giàu sang phú quý, mà nên cầu gặp được người với những phẩm chất nhất định, tâm đầu ý hợp với mình.
Khi chuẩn bị lễ bạn cũng nên chú ý như ban Tam Bảo không được dâng đồ mặn, tiền vàng. Còn lại lễ không cần quá cầu kỳ bởi quan trọng nhất vẫn là cái tâm của bạn hướng đến. Ngoài ra, sau khi được trao duyên bởi thần linh, muốn có duyên đẹp, duyên bền thì bản thân bạn phải thực sự cố gắng chứ không chỉ trông chờ vào thần linh được.
Cửa chùa, cửa Phật là nơi tâm linh thanh tịnh nên bạn cần chú ý mặc đồ kín đáo. Lựa chọn những trang phục kín cổ, nhẹ nhàng trang nhã là tốt nhất. Nên mặc quần dài tránh mặc quần lửng, váy ngắn, váy hở hang. Bạn có thể chọn cho mình một chiếc áo sơ mi có cổ kín đáo, hay một chiếc áo khoác cổ bẻ thanh lịch hay một bộ áo dài đi lễ chùa truyền thống vừa gọn gàng, vừa lịch sự tinh tế. Ngoài ra thì bạn cũng nên chọn những loại áo có chất liệu thoáng mát để dễ vận động khi lễ chùa lại vừa giúp thấm hút mồ hôi. Bạn cũng không nên trang điểm quá đậm lòe loẹt khi vào chùa.
Bên cạnh đó thì bạn cũng nên chú ý tắt chuông điện thoại, ăn nói nhỏ nhẹ, và chấp hành những quy định khác khi vào chùa nhé.
Cho dù những lời đồn cầu duyên như ý có thật hay không thì 5 ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng này vẫn là điểm đến đông đảo của du khách từ mọi miền đất nước. Nếu có dịp tới Hà Nội thì bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm những ngôi chùa này nhé.
Đặc sản Hà Nội làm quà hãy đến với chúng tôi Cốm Mộc Lê Gia
Bình luận Facebook